Lịch sử E (số)

Hằng số e được liên hệ lần đầu tiên vào năm 1618 ở bảng phụ lục trong công trình của John Napier về logarit, nhưng lại không nhắc đến trực tiếp về e mà chỉ liệt kê danh sách các logarit được tính từ nó.[4] Bảng này được thừa nhận là do William Oughtred viết ra. Jacob Bernoulli đã tìm ra chính hằng số e vào năm 1683 khi tìm giá trị của biểu thức[5][6]

lim n → ∞ ( 1 + 1 n ) n . {\displaystyle \lim _{n\to \infty }\left(1+{\frac {1}{n}}\right)^{n}.}

Hằng số này được sử dụng lần đầu tiên với ký hiệu là b trong bức thư của Gottfried Leibniz gửi Christiaan Huygens vào năm 1690 và 1691.[7] Leonhard Euler trong thư gửi Christian Goldbach vào ngày 25 tháng 11 năm 1731 đã gọi chữ cái e là cơ số của logarit tự nhiên.[8][9] Euler bắt đầu sử dụng chữ e để ký hiệu cho hằng số vào khoảng 1727 hoặc 1728 trong một bài báo không được xuất bản về sức nổ của súng thần công, và e chỉ xuất hiện trong xuất bản phẩm lần đầu vào năm 1736 trong cuốn Mechanica của ông.[10][11] Dù một số nhà nghiên cứu sử dụng chữ c trong những năm sau đó,[12][13] nhưng chữ e dần trở thành tiêu chuẩn về sau này.

Trong toán học, cách phổ biến nhất là viết hằng số thành chữ "e" in nghiêng, nhưng tiêu chuẩn ISO 80000-2 khuyến nghị sắp chữ các hằng số theo kiểu thẳng đứng như các chữ cái thông thường.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: E (số) http://braintags.com/archives/2004/07/first-10digi... http://www.subidiom.com/e http://jeff560.tripod.com/constants.html http://vanilla47.com/PDFs/Leonhard%20Euler/How%20E... http://mathworld.wolfram.com/e.html http://mathworld.wolfram.com/eApproximations.html http://www.math.dartmouth.edu/~euler/docs/original... http://www.dartmouth.edu/~chance/teaching_aids/boo... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k56536t/f307.... http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh93008168